TIN TỨC Phần 1: Câu chuyện về ngành công nghiệp thức ăn chó mèo

banner-1730345318191637013359.jpg

Giới quảng cáo tiếp thị luôn tạo ra nhu cầu mới và tài tình thuyết phục người tin vào tính cần thiết của những điều mới mẻ đó.
Khi người ta đang cho chó mèo nuôi trong nhà ăn những gì còn sót lại của gia chủ như muôn đời nay vẫn thế, các bộ óc kinh doanh nhạy bén bảo họ rằng, hãy đừng.
Thức ăn chó mèo: Một thành công khác của ngành tiếp thị - Ảnh 1.
Ảnh: Reuters
Thú cưng cũng xứng đáng có món riêng của chúng chứ. Và một ngành công nghiệp mới ra đời.
Thức ăn chó mèo: Một thành công khác của ngành tiếp thị - Ảnh 2.
Thức ăn chó mèo: Một thành công khác của ngành tiếp thị - Ảnh 3.
Theo The New York Times Magazine, bước chuyển từ "cơm thừa canh cặn" tới "thức ăn riêng" đến từ loài vật có lẽ là phổ biến nhất trong giới thú cưng: chó.
Năm 1860, thợ điện người Mỹ James Spratt đến London (Anh) để bán cột thu lôi. Vừa cập cảng, ông thấy vài con chó ăn bánh quy cứng, lương thực của thủy thủ trong những chuyến đi dài.
Thức ăn chó mèo: Một thành công khác của ngành tiếp thị - Ảnh 4.
Thế là bánh thịt Fibrine cho chó của Spratt ra đời với thành phần gồm có ngũ cốc, củ dền, rau và những phần gelatin của thịt bò thảo nguyên được phơi khô, không ướp muối.
Thậm chí có mẩu quảng cáo lan truyền khắp London, đồn thổi rằng thịt bò này là bò rừng núi do thổ dân da đỏ săn được.
Không rõ liệu thông tin hư cấu trên có phải là nguyên do khiến những chiếc bánh quy này rất đắt, một túi 22kg có giá tương đương với tiền cả ngày công của một thợ thủ công lành nghề hay không.
Với mức giá này, Spratt khôn ngoan hướng đến tệp khách hàng là những quý ông ở vùng nông thôn nước Anh.
Từ Anh, bánh quy Spratt tạo nên một cơn sốt lan xa tới tận nước Mỹ, khiến Spratt quyết định hồi hương, mở rộng kinh doanh vào những năm 1870.
Thức ăn chó mèo: Một thành công khác của ngành tiếp thị - Ảnh 5.
Thức ăn cho chó hiệu Spratt (trái) và thức ăn đóng hộp cho chó hiệu Ken-L Ration. Ảnh: lyka.com.au
Theo trang The Farmer’s Dog, sau giai đoạn ra mắt, Spratt áp dụng một chiến lược quảng cáo mạnh mẽ nhắm đến những người chủ đề cao sức khỏe vật nuôi và những ai thường tham gia triển lãm chó.
Ông đặt quảng cáo trên toàn trang bìa tạp chí American Kennel Club đầu tiên vào tháng 1-1889.
Trong quá trình quảng bá sản phẩm, ông không quên kêu gọi những khách hàng giàu có ở Anh ca ngợi lợi ích của bánh dành cho chó mang thương hiệu Spratt.
Công chúng Mỹ bị cuốn hút và nhanh chóng thay thực đơn cơm thừa canh cặn mà họ vẫn cho chó ăn thành bánh quy Spratt.
Thức ăn chó mèo: Một thành công khác của ngành tiếp thị - Ảnh 6.
Năm 1907 đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử của dòng sản phẩm thức ăn thú cưng khi một người Mỹ khác là Carleton Ellis - người phát minh ra bơ thực vật hiện đại, chất tẩy vecni và sơn - nảy ra sáng kiến làm bánh quy cho chó theo hình cục xương mà đến ngày nay vẫn còn phổ biến.
Ý định ban đầu của Ellis là lấy sữa dôi dư từ một lò mổ làm bánh quy cho chó.
"Thẩm định viên" chất lượng không ai khác là con chó của ông. Ban đầu chú ta chê, nhưng nhanh chóng đổi thái độ khi ông chủ nặn bánh quy thành hình cục xương.
Chính Ellis cũng không dám chắc liệu hình dáng cục xương đã đánh lừa con chó hay do con chó thấy thương công sức của ông chủ mình mà tỏ ra yêu thích món bánh mới.
Năm 1908, Công ty bánh quy F. H. Bennett chính thức tung ra thị trường loại bánh quy hình xương mà ngày nay được biết đến rộng rãi với cách gọi milk bone - xương vị sữa cho chó.
Thức ăn chó mèo: Một thành công khác của ngành tiếp thị - Ảnh 7.
Thức ăn chó mèo: Một thành công khác của ngành tiếp thị - Ảnh 8.
Sản phẩm này có tên là Ken-L Ration, rất phổ biến vào những năm 1930. The Farmer’s Dog ước tính thức ăn đóng hộp cho chó chiếm đến 90% thị phần vào giai đoạn này.
Đến năm 1941, nó thành công đến mức các nhà sản xuất đã nuôi ngựa chỉ để làm thức ăn cho chó và giết mổ 50.000 con mỗi năm.
Năm 1942, tập đoàn thực phẩm Mỹ Quaker Oats mua lại thương hiệu Ken-L Ration.
Còn bánh quy hình xương, từ bữa ăn chính, dần chuyển thành món tráng miệng cho chó khi người tiêu dùng Mỹ trở nên khấm khá hơn sau Thế chiến II (1939-1945).
Mọi thứ đảo chiều một lần nữa trong những năm 1950, thức ăn khô lại được ưa chuộng, vì kim loại làm hộp đựng thức ăn ướt bị cạn kiệt sau chiến tranh.
Thêm vào đó, người tiêu dùng đã nhận thức được việc sử dụng nguyên liệu là thịt ngựa để làm thức ăn ướt và phản đối kịch liệt.
Đây là cơ hội vàng để một số công ty lớn như General Mills, The Ralston Purina Company tham gia cuộc đua sản xuất và giới thiệu những sản phẩm mới, có thể bảo quản lâu hơn.
Thức ăn chó mèo: Một thành công khác của ngành tiếp thị - Ảnh 9.
Năm 1964, học hỏi chiến lược tiếp thị của tiền bối James Spratt, một nhóm những công ty vận động hành lang trong ngành thức ăn thú cưng phát động một loạt chiến dịch quảng cáo để thuyết phục người tiêu dùng rằng thức ăn chế biến sẵn dạng viên là lựa chọn phù hợp duy nhất và tiện lợi nhất cho những người bạn lắm lông trong nhà.
Kết quả là người tiêu dùng Mỹ hoàn toàn bị thuyết phục. Từ năm 1968 trở đi, lần lượt nhiều thương hiệu thức ăn dinh dưỡng cho chó và mèo trở nên phổ biến.
Thức ăn chó mèo: Một thành công khác của ngành tiếp thị - Ảnh 10.
Quartz nhận định mặc dù mọi người ngày càng nhận nuôi thú cưng nhiều hơn, đây không phải là yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán thức ăn cho chó mèo.
Ngược lại, theo công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International, mọi người ngày càng chuộng thú cưng nhỏ nhắn; cho nên ngay cả khi số lượng đông hơn, khẩu phần của chúng vẫn không đủ sức tạo ra sự gia tăng đáng kể trên thị trường thực phẩm cho vật nuôi.
Thức ăn chó mèo: Một thành công khác của ngành tiếp thị - Ảnh 11.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Packaged Facts, xu hướng này tạo nên hai thị trường riêng biệt: thực phẩm được gắn nhãn "tự nhiên" và thực phẩm bổ sung, hỗ trợ cho từng tình trạng cụ thể như đường tiêu hóa nhạy cảm hoặc cần bổ sung men vi sinh.
Cả hai đều được gọi là thực phẩm cao cấp theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, mặc dù có ý kiến cho rằng cách phân loại này chỉ là một công cụ tiếp thị.
Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) không có định nghĩa cụ thể thế nào là thực phẩm cao cấp cho vật nuôi, mà từ này thường được ngầm hiểu dùng chỉ thực phẩm không có thuốc nhuộm hoặc hương vị và có thành phần protein chất lượng cao hơn.
Hướng phát triển trở nên chuyên biệt, đa dạng hóa này cũng giống với nhiều ngành công nghiệp khác.
Theo công ty nghiên cứu thị trường GfK, số lượng thương hiệu thức ăn và đồ ăn vặt cho thú cưng đã tăng 71% từ năm 2011 đến năm 2018.
Thức ăn chó mèo: Một thành công khác của ngành tiếp thị - Ảnh 12.
Ảnh: Amazon
Cũng trong giai đoạn này, người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm các loại thức ăn cao cấp cho thú cưng được tiếp thị bằng những từ ngữ như "tự nhiên" và "dành cho người".
Năm 2018, dấy lên tranh luận về việc liệu chế độ ăn cao cấp có tốt cho thú cưng hay không.
Một số bác sĩ thú y cho rằng không, trong khi những người khác lại cho rằng tùy thuộc vào giống chó, một số loài nhất định có thể dễ bị bệnh hơn. Tuy nhiên, có vẻ vấn đề này chẳng ảnh hưởng mấy đến sức tăng trưởng của ngành.
Thức ăn chó mèo: Một thành công khác của ngành tiếp thị - Ảnh 13.
Thức ăn chó mèo: Một thành công khác của ngành tiếp thị - Ảnh 14.
Thức ăn thú cưng là sản phẩm cuối cùng của nhiều năm trời nghiên cứu và thử nghiệm về dinh dưỡng vật nuôi, hóa học thực phẩm và khoa học thú y.
Làm thế nào để biết lũ bốn chân có ưng ý công thức mới ra lò hay không, khi phản hồi giá trị nhất của chúng chẳng có gì ngoài gâu gâu và meo meo?
Vivian Ho, cây bút của tờ The Guardian, đã đến tham quan trung tâm nghiên cứu Waltham Petcare Science ở Melton Mowbray (Leicestershire, Anh), nơi cho ra các nghiên cứu sẽ quyết định sản phẩm tương lai cho hàng chục thương hiệu thức ăn thú cưng như Iams, Cesar, Whiskas…
Thức ăn chó mèo: Một thành công khác của ngành tiếp thị - Ảnh 15.
Ảnh: Waltham Petcare Science Institute
Bất ngờ đầu tiên: một trong những trung tâm nghiên cứu đổi mới trong lĩnh vực thức ăn vật nuôi của thế giới lại nằm trong một trại ngựa cũ, nằm sâu trong những cánh đồng ngát xanh.
Khoảng một phần ba nhân viên tại Waltham làm việc trong phòng thí nghiệm.
Thức ăn chó mèo: Một thành công khác của ngành tiếp thị - Ảnh 16.
Chúng sống ngay tại Waltham và có nhiệm vụ nếm thử tất cả mẫu sản phẩm mới ra lò.
Thức ăn chó mèo: Một thành công khác của ngành tiếp thị - Ảnh 17.
Dân mạng Việt Nam gọi chó mèo cưng là "hoàng thượng". Nhưng nhung lụa thế nào cũng không bằng cơ sở vật chất hiện đại ở Waltham.
Chó thì được ngủ trên các tấm sưởi và có cả "chó cùng phòng" cho đỡ cô đơn; mèo thì có những chiếc "tổ" trên cao được thiết kế đặc biệt, trông giống như cầu thang xoắn ốc.
Mọi con vật đều có thể bước ra không gian ngoài trời từ chỗ ngủ của mình.
Khi Ho đến Waltham vào một ngày hè u ám năm ngoái, lũ mèo đang nằm thơ thẩn trong những catio - một kiểu "bất động sản sân vườn" cho mèo, nhìn ra bãi cỏ được cắt tỉa cẩn thận, hoặc đang leo trèo trên những trụ cào móng, còn mấy con Labrador đang đuổi theo những quả bóng hay được người huấn luyện dắt đi.
Thức ăn chó mèo: Một thành công khác của ngành tiếp thị - Ảnh 18.
Một số công tác đòi hỏi những chú chó phải tuyệt đối đứng yên, vốn là một việc siêu khó.
Giữa tất cả các hoạt động huấn luyện, vui chơi, thè lưỡi và vẫy đuôi, những con chó và mèo này đang làm việc chăm chỉ.
"Mỗi ngày, chúng ăn hai bữa, và nhờ đó các chuyên gia hành vi, thống kê và dinh dưỡng sẽ nghiên cứu cách chúng phản ứng với thức ăn" - Ho viết.
Mỗi chiếc bát ăn đi kèm một nắp gắn chip để chúng không thể giành ăn với nhau, trang bị thêm cân điện tử để người ta theo dõi những chỉ số như tốc độ ăn, tính liên tục khi ăn.
Giống như các vận động viên chuyên nghiệp, chúng đeo thiết bị theo dõi sức sống. Tất cả con thú đều được giải trình tự gene, và khu ăn ngủ của chúng được giám sát bằng video để phát hiện bất kỳ thay đổi nào trong hành vi hoặc sự thèm ăn.
Thức ăn chó mèo: Một thành công khác của ngành tiếp thị - Ảnh 19.
Lực lượng mẫn cán này sẽ được nhận nuôi khi chúng có dấu hiệu muốn về hưu.
Phần lớn sẽ về chung nhà với các "đồng nghiệp" con người đã gắn bó với chúng.
Để có thể hòa nhập với thế giới bên ngoài, chó sẽ tập chơi trò nhặt đồ và đi dạo trên các vật liệu khác nhau - dăm gỗ, gạch, đá cuội; lũ mèo thì được tập xem tivi.
Thức ăn chó mèo: Một thành công khác của ngành tiếp thị - Ảnh 20.
Waltham mở cửa vào thời điểm các bác sĩ thú y ở Anh chứng kiến rất nhiều chó mèo bị thiếu vitamin D và còi xương.
Chính tại Waltham, một số khám phá đã định hình thành phần thức ăn cho thú cưng trên khắp thế giới hiện nay.
Rễ hay chiết xuất của rau diếp xoăn hiện nằm trong bảng thành phần thực phẩm cho vật nuôi, là nhờ các nhà nghiên cứu của Waltham vào năm 1997 đã chứng minh lợi ích tiêu hóa của chất xơ giàu dinh dưỡng.
Tất cả thức ăn cho mèo hiện nay đều bao gồm taurine, một loại axit amin quan trọng đối với chức năng tim, thị lực và tiêu hóa mà cơ thể mèo không thể tự sản xuất một cách tự nhiên - và vào thập niên 1980, Waltham đã xác định hàm lượng cần thiết của chất này trong thức ăn khô và ướt.
Thức ăn chó mèo: Một thành công khác của ngành tiếp thị - Ảnh 21.
© Copyright 2024 TuoiTre Online, All rights reserved ® Tuổi Trẻ Online giữ bản quyền nội dung trên website này.
Phần 2: https://petid247.com/threads/phan-2-cau-chuyen-ve-nganh-cong-nghiep-thuc-an-cho-meo.81966/
 
Last edited:

Latest posts

V
  • Sticky
  • Article
Vitality Science Do Pugs Eyes Pop Out
Replies
0
Views
1
Vet Explains Pets
V
V
  • Sticky
  • Article
Vitality Science Is Jinx A Good Dog Food
Replies
0
Views
1
Vet Explains Pets
V
V
  • Sticky
  • Article
Vitality Science Can Dogs Taste Spicy Food
Replies
0
Views
1
Vet Explains Pets
V
V
  • Sticky
  • Article
Replies
0
Views
1
Vet Explains Pets
V
V
  • Sticky
  • Article
Vitality Science Can Dogs Pee In Their Sleep
Replies
0
Views
1
Vet Explains Pets
V
V
  • Sticky
  • Article
Replies
0
Views
1
Vet Explains Pets
V
V
  • Sticky
  • Article
Vitality Science Cane Corso For Sale Price
Replies
0
Views
1
Vet Explains Pets
V
V
  • Sticky
  • Article
Replies
0
Views
1
Vet Explains Pets
V
V
  • Sticky
  • Article
Replies
0
Views
1
Vet Explains Pets
V
V
  • Sticky
  • Article
Vitality Science Can Dogs Eat Bananas Safely
Replies
0
Views
1
Vet Explains Pets
V
Top